Sàn nhựa xương cá là một trong những thiết kế mới để làm cho không gian nhà bạn trở nên độc đáo và phá cách hơn. Sản phẩm này đã từng thu hút rất nhiều sự chú ý trong phong cách thiết kế kiến trúc nội thất sang trọng. Hãy cùng Sàn Gỗ 69 theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật về loại sàn này nhé!
Sàn nhựa xương cá là gì?
Sàn nhựa xương cá là loại sàn giả gỗ khá mới lạ trên thị trường, được cấu tạo chủ yếu từ nhựa PVC hay nhựa SPC. Sở dĩ được gọi là sàn xương cá là vì thiết kế của nó có kiểu lắp đặt giống với bộ xương cá thực tế. Khi lắp ghép các tấm ván sàn sẽ tạo thành đường chéo đối xứng qua trục giống như xương cá đối xứng qua xương sống.
Hiện nay có hai dạng sàn xương cá phổ biến là sàn xương cá hèm khóa và sàn xương cá dán keo.
Cấu tạo của sàn nhựa xương cá
Sàn nhựa xương cá được cấu tạo bởi 4 lớp:
- Lớp UV: Có khả năng chống trầy xước, không bám bụi và ngăn chặn được các tia cực tím tác dụng lên ván sàn.
- Lớp bảo vệ: Được làm từ nhựa PVC giúp chống tiếng ồn và chống ăn mòn, mang lại độ bền cao.
- Lớp Film: Được in vân gỗ chân thật và tinh tế, rất đa dạng về màu sắc và hoa văn.
- Lớp đế nhựa: được cấu tạo từ nhựa PVC, nhựa SPC và bột đá giúp tạo động cứng, chịu nước cao.
- Lớp đáy: Được phủ lớp chống ẩm, chống nứt vỡ và có khả năng chịu lực cao.
Phân loại sàn nhựa giả gỗ xương cá
Dựa theo hình dáng
Dựa theo hình dáng, sàn nhựa xương cá được chia thành 2 loại:
- Kiểu chữ V xương cá: gồm các tấm ván sàn riêng lẻ và hẹp, các đầu được cắt một góc 45 độ để tạo thành hình chữ V
- Xương cá truyền thống: gồm các tấm nhựa có kích thước lớn hơn dạng chữ V, ghép với nhau một góc 90 độ và tạo thành hình zíc zắc
Dựa theo kiểu lắp đặt
Dựa theo kiểu lắp đặt, sàn gỗ xương cá cũng được chia thành 2 loại:
- Sàn nhựa hèm khóa xương cá: được thiết kế có các rãnh âm dương giúp cho việc thi công dễ dàng hơn, loại sàn này chịu được áp lực, thường dùng trong công trình phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp.
- Sàn nhựa dán keo xương cá: được gắn thêm phần keo dưới tấm nhựa của sàn, khi dán, chỉ cần xé lớp decal ra và dán trực tiếp lên sàn.
Xem thêm: Sàn nhựa hèm khóa là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng
Ưu nhược điểm của sàn xương cá
Ưu điểm
Bề mặt của sàn nhựa được xử lý và có lớp phủ trong suốt nên có khả năng chống thấm, chống ẩm và kháng khuẩn cao. Đặc biệt, với cấu tạo 4 lớp chắc chắn cùng lớp lõi SPC được làm từ những vật liệu cao cấp và công nghệ hiện đại nên làm tăng độ bền cũng như chống mài mòn, nâng cao tuổi thọ của sàn lên đến 10 năm.
Một điểm cộng của loại sàn này là sử dụng nhựa PVC có khả năng tái tạo nên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của con người và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thiết kế mới lạ của sàn hình xương cá mang đến cho không gian một sự phá cách, mới lạ, thoát khỏi những kiểu lót sàn truyền thống nhàm chán.
Nhược điểm
Yếu điểm duy nhất của loại sàn này là đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và sự tỉ mỉ vì nó rất khó để lắp đặt. Bên cạnh đó, việc sửa chữa và thay thế khi hỏng hóc sẽ gặp khó khăn và tốn chi phí hơn những loại sàn nhựa khác.
Cách thi công sàn nhựa xương cá
Để lắp đặt sàn xương cá, đầu tiên, bạn cần phải xử lý nền nhà bằng cách làm sạch bề mặt, đảm bảo bằng phẳng để tránh sàn bị gồ ghề.
Tiếp theo, sử dụng lớp xốp lót chống ẩm và chống ồn cho sàn nhựa để làm tăng độ êm chân khi di chuyển trên sàn
Kế đến là bước lắp đặt phụ kiện sàn để che đi khoảng trống cạnh tường và ép cho sàn nhựa cố định xuống sàn hơn.
Cuối cùng là phần kiểm tra, nghiệm thu công trình và vệ sinh lại công trình cho sạch sẽ
Ứng dụng của sàn nhựa xương cá
Vì đây là sản phẩm được thế kế với phong cách mới lạ nên nó rất phù hợp vào các không gian làm việc, nhà ở hoặc văn phòng cần nhiều sự sáng tạo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lót sàn nhựa xương cá trong phòng khách hay phòng ngủ để làm cho không gian trở nên rộng và thoáng mắt hơn.
Như vậy, sau bài viết này, bạn đã có thể hiểu thêm về sàn nhựa xương cá như cấu tạo, ưu – nhược điểm và đặc biệt là hướng dẫn thi công lắp đặt sàn một cách chuẩn nhất. Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn sẽ cân nhắc và lựa chọn được loại sàn gỗ phù hợp với không gian nhà mình nhất nhé!