Lựa chọn sàn gỗ công nghiệp

Hầu hết mọi người mua sàn gỗ công nghiệp đều đối mặt với việc phải lựa chọn trong số rất nhiều loại sàn khác nhau. Với kết cấu mộng đơn (phải dùng keo) hoặc mộng kép (không phải dùng keo), với các loại lõi HDF, MDF, hoặc một loại đặc biệt nào đó, với các loại màu sắc và vân gỗ khác nhau, với các phân loại cho từng mục đích sử dụng và các mức độ chống xước khác nhau. Mức giá cũng khác nhau, giao động từ 195.000 đến 600.000 đồng/m².

+ Chọn loại sàn gỗ nào, với mức giá nào?

+ Làm sao khách hàng có thể phân biệt được đúng loại sàn phù hợp với mục đích sử dụng của mình?

Đấy chính là những câu hỏi mà hầu hết người nào đang có nhu cầu về sàn gỗ đề gặp phải. Những gợi ý sau đây sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng sản phẩm mình cần mà không lãng phí tiền bạc.

Rất dễ nhận thấy biểu tượng phân loại trên bao bì sản phẩm, đó là dấu hiệu rõ nhất cho biết sản phẩm có phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không, bởi vì chúng khác nhau, nếu loại sàn dùng cho phòng khách, phòng ngủ hoặc cầu thang. Sàn ở phòng khách được sử dụng thường xuyên hơn ở phòng ngủ, cầu thang được sử dụng nhiều hơn ở phòng khách. Điều đó dẫn đến việc phải phân phân ra nhiều loại theo tiêu chuẩn Châu Âu. Những biểu tượng dưới đây sẽ được thể hiện trên bao bì sản phẩm.

1. Phân theo phân loại sản phẩm:

Có 6 phân loại sử dụng theo thứ tự tăng dần: 21, 22, 23 – 31, 32, 33

Phân loại 21–23 dành cho những khu vực riêng tư như phòng khách, phòng ngủ.

Phân loại 31 – 33 được sử dụng cho các khu vực công cộng hoặc thương mại.

Mỗi khu vực được chia ra thành 3 nhóm: moderate (vừa phải), general (thường xuyên), heavy (nặng).

2. Độ chống xước (Abrasion resistance):

Độ chống xước thể hiện độ bền của bề mặt sản phẩm trong quá trình sử dụng. Độ chốn xước càng cao thì bề mặt sản phẩm càng cứng và bền hơn.

Độ chống xước được chia thành các cấp độ theo thứ tự độ chống xước tăng dần từ AC1 tới AC5.

– AC1-AC2: có độ chống xước trung bình, thích hợp với mục đích sử dụng dân dụng, tại những nơi có cường độ sử dụng thấp như phòng ngủ, xu hướng hiện tại người sử dụng ít chọn cấp độ này.

– AC3: có độ chống xước cao, thích hợp với mục đích sử dụng dân dụng và văn phòng với quy mô nhỏ, tại những nơi có cường độ sử dụng cao như phòng khách, phòng ăn, phòng đọc sách hoặc văn phòng làm việc với quy mô nhỏ. Đây là cấp độ phổ biến nhất vì giá thành phù hợp, có độ bền về bề mặt và màu sắc trong điều kiện sử dụng bình thường là trên 10 năm và độ bền về kết cấu trên 20 năm.

– AC4-AC5: có độ chống xước rất cao, thích hợp với mục đích sử dụng thương mại hoặc công cộng như các sảnh lớn, văn phòng lớn, nhà thi đấu. Loại sàn này thường có độ dầy 12mm và có giá thành rất cao nên cũng không phổ biến lắm, các nhà phân phối thường chỉ nhập hàng khi đã nhận được đơn đặt hàng.

Cách lựa chọn sàn gỗ công nghiệp chuẩn

3. Độ dầy của sàn gỗ:

+ Sàn gỗ công nghiệp thường có độ dầy từ 6mm – 12mm, nhưng phổ biến là loại 8mm và 12mm.

+ 8mm là loại phổ biến nhất sử dụng cho các công trình dân dụng, chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu cho mục đích sử dụng như phòng khách, phòng ngủ, bếp, …

+ 12mm là loại sàn có giá thành cao hơn, dùng cho các công trình công cộng như hội trường, nhà thi đấu, văn phòng làm việc lớn …

4. Kết cấu mộng:

Có hai hoại kết cấu mộng phổ biến:

a.Kết cấu mộng đơn:

Với kết cấu mộng đơn, khi lặp đặt phải sử dụng keo để kết dính các tấm lại với nhau. Đây là công nghệ cũ, hiện nay ít được sử dụng ở các nước phát triển do có một số hạn chế:

Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn một chút

Nhược điểm:

– Thi công mất nhiều thời gian hơn

– Độ bền kém hơn do điều kiện thời tiết ở Việt Nam có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa hai mùa, độ ẩm rất cao nên sau một thời gian sử dụng, các mối liên kết bằng keo này sẽ rạn nứt.

– Tính cơ động không cao do các tấm ván sàn được liên kết bằng keo nên khi có nhu cầu tháo dỡ sàn để sửa chữa hoặc di chuyển sẽ phá vỡ các mộng và các tấm sàn đó không thể sử dụng lại được nữa.

b. Kết cấu mộng kép:

Kết cấu mộng kép là kết cấu mộng có khoá hèm ba chiều, sau khi gép mộng, các tấm ván sàn sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau mà hoàn toàn không cần sử dụng keo. Với thiết kế đặc biệt nên mộng sau khi ghép, khe hở hầu như được triệt tiêu hoàn toàn. Đây là công nghệ mới nhất và đang phổ biến tại các nước phát triển.

Ưu điểm:
– Thời gian thi công nhanh

– Luôn bền vững trong mọi điều kiện thời tiết.

– Tính cơ động cao, dễ dàng tháo dỡ để sửa chữa, bảo dưỡng or di chuyển sàn.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn loại mộng đơn một chút.

Related Post