Thanh lam nhựa giả gỗ: Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng

Thanh lam nhựa giả gỗ hay thanh lam gỗ nhựa… là tên gọi chung của một loại vật liệu trang trí nội ngoại thất đang được ưa chuộng hiện nay. Với nội thất thường được ứng dụng trong các công trình như vách ngăn trang trí, bình phong trong nhà. Hoặc thanh lam gỗ nhựa ngoài trời được ứng dụng để ốp tường trần bên ngoài, giàn hoa trang trí, lam che nắng,…

Vậy thanh lam nhựa giả gỗ là gì? Đâu là những điểm nổi bật và cách thi công thanh lam gỗ nhựa như thế nào?… Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay.

Thanh lam nhựa giả gỗ là gì?

Thanh lam nhựa giả gỗ hay thanh lam gỗ nhựa, tấm gỗ nhựa lam sóng, lam nhựa giả gỗ,… là một loại vật liệu tổng hợp được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với các nguyên liệu chính gồm 50% bột gỗ và 30% bột nhựa composite cùng các chất phụ gia tạo màu khác tạo nên một sản phẩm ưu việt về chất lượng và thẩm mỹ.

Đây là loại vật liệu được tạo thành từ nhựa và gỗ theo tỷ lệ nhất định nên nó sở hữu những ưu điểm của cả nhựa và gỗ. Thanh lam gỗ nhựa được ứng dụng rộng rãi trong cả nội thất và các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình ngoài trời với khả năng duy trì vẻ đẹp lâu dài trong suốt 15 – 25 năm.

Đặc điểm nổi bật của thanh lam nhựa giả gỗ

Độ bền và khả năng chịu nước tốt

Với cấu tạo từ nhựa và gỗ nên thanh lam nhựa gỗ tận dụng được những ưu điểm của hai loại vật liệu này. Dễ hiểu hơn là tham lam gỗ nhựa có thể ngâm nước cả ngày vẫn không ảnh hưởng về chất liệu gỗ.

Bên cạnh đó, nhờ sản xuất trên dây chuyền tiến tiến với công nghệ ép đùn của Nhật Bản, thanh lam gỗ nhựa còn có độ bền vượt trội hơn gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Một số ưu điểm nổi bật khác của lam gỗ nhựa như:

  • Khả năng chịu lực cao.
  • Không bị mối mọt, cong vênh trong quá trình sử dụng.
  • Bề mặt nhẵn dễ vệ sinh, lau chùi và khó bám bẩn.

Đa dạng màu sắc, tính thẩm mỹ cao

Nếu nói đến vật liệu trang trí trong nhà hay bên ngoài thì những sản phẩm từ gỗ luôn là ưu tiên số một mà nhiều người lựa chọn. Bởi những vật liệu này sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên.

Thanh lam nhựa giả gỗ sở hữu những thiết kế vô cùng mềm mại, sự tinh tế được thể hiện ở vân gỗ. Bởi nó có thể in nổi 3D như gỗ thật, tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc với thiên nhiên cho người sử dụng và tăng độ sang trọng cho ngôi nhà.

Màu sắc đa dạng là điều mà thanh lam nhựa giả gỗ vượt trội hoàn toàn so với gỗ tự nhiên. Điều này giúp cho người sử dụng thoải mái lựa chọn trong việc trang trí công trình của mình. Một số màu sắc phổ biến có thể kể đến như: cedar, wood, coffee, grey, gold, …

Giá thành hợp lý, dễ dàng thi công lắp đặt

Thanh lam gỗ nhựa rất dễ thiết kế theo từng không gian khác nhau, tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Với những vật liệu và sự kết hợp hoàn hảo trong quá trình sản xuất nên sản phẩm khả năng tạo hình cực tốt, có thể dễ uốn cong hay cố định nên việc lắp đặt trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, lam gỗ nhựa được sản xuất thành từng thanh, theo một kích thước, quy cách đồng nhất, giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí thi công, lắp đặt cho công trình.

Thanh lam gỗ nhựa có những loại nào?

Thanh lam gỗ nhựa được chia thành 3 loại: lam sóng ốp tường trần dạng tấm, hệ lam treo tường và thanh lam nhựa giả gỗ ốp ngoại thất. Tùy vào đặc điểm không gian và nhu cầu sử dụng của bạn để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.

Lam sóng ốp tường, trần

Lam sóng ốp tường, trần hay tấm ốp lam sóng được tạo thành từ nhiều thanh lam có khoảng cách đều nhau. Khi nhìn từ ngoài vào, các thanh lam này sẽ có dạng giống hình sóng nước.

Mỗi thanh lam trên tấm ốp thường được gọi là một sóng. Tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm mà số lượng sóng sẽ khác nhau, phổ biến trên thị trường hiện nay là loại 3 sóng, 4 sóng và 5 sóng. Tấm ốp lam sóng mang vẻ đẹp sang trọng của gỗ tự nhiên, tạo cảm giác chân thực trong mắt người nhìn với các gam màu vàng, nâu nhạt giống màu gỗ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các màu sắc khác như màu ghi, màu xám đậm, màu nâu socola,… để tạo điểm nhấn khác biệt.

Với khả năng chống nước, chống ẩm mốc tốt, lam sóng được sử dụng để ốp tường, ốp trần cho không gian nội thất (phòng khách, phòng ngủ) lẫn ngoại thất.

Có thể bạn quan tâm: Tấm ốp lam sóng: Cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng

Hệ lam treo tường, trần

Hệ lam nhựa giả gỗ được tạo thành bởi nhiều thanh lam nhựa giả gỗ riêng biệt kết hợp lại với nhau. Các thanh lam này được gắn kết với nhau nhờ một hệ khung xương vững chắc gắn trên trần và tường; được lắp đặt song song với khoảng cách đều nhau. Để có thể lắp vào khung xương, thanh lam có thường được thiết kế thêm phần gờ, móc nối.

Sản phẩm thường được sử dụng phổ biến để treo trần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sáng tạo thành nhiều hình dạng khác nhau phục vụ cho mục đích trang trí như tạo thành hàng rào nhỏ trong nhà.

Thanh lam nhựa giả gỗ ốp ngoại thất

Vật liệu cũng được sử dụng cho không gian ngoại thất bởi khả năng chống chịu cao, chịu được sự thay đổi đột ngột của thời tiết, chống chịu được nhiều điều kiện khác nhau như nắng, mưa, gió, bão,…

Thanh lam nhựa giả gỗ ngoài trời thường được thiết kế dày hơn so với lam gỗ sử dụng trong nhà. Sản phẩm thường rỗng ở giữa và khá đa dạng về màu sắc: màu nâu, màu xám đậm, màu xám trắng, màu ngói, màu gỗ,…

Cách thi công thanh lam nhựa giả gỗ

Quy trình thi công thanh lam nhựa giả gỗ sẽ diễn ra những bước như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị hệ khung xương

Hệ khung xương bạn nên lựa chọn là ván gỗ nhựa, kẽm hoặc nhôm với các thanh xương với độ rộng thường là 40mm. Lưu ý, bạn không nên dùng khung xương bằng gỗ tự nhiên vì chúng thường có các vấn đề ẩm mốc, mối mọt, độ bền theo thời gian kém cũng như khả năng bám dính của keo không chắc chắn.

Bước 2: Định vị hệ khung xương cho tấm ốp, lam nhựa

Hệ khung xương được định vị trên tường bằng đinh (Vít) với khoảng cách thông thường 600 – 800 mm. Hệ khung xương cần được định vị trên tường phẳng để tạo độ khít giữa hai tấm ốp.

Bước 3: Lắp đặt thanh lam nhựa giả gỗ lên khung

Khi khung xương sau khi được định vị chắc chắn lên bề mặt thì chúng ta có thể tiến hành lắp đặt gỗ nhựa ốp tường. Tiếp theo chúng ta sẽ dùng keo dán chuyên dụng quét lên bề mặt các thanh xương.

Sau đó ốp ván gỗ nhựa và giữ định hình giữa tấm với xương vài phút để tấm không bị di chuyển. Với không gian tường rộng, chúng ta có thể dùng nẹp trang trí chữ T để xử lý mối nối giữa 2 tấm.

Bước 4: Hoàn thiện công trình

Sau khi đã hoàn thành lắp ghép tấm ốp tường composite lên hệ thống khung xương thì cần xử lý trám lỗ đinh bằng bột Acrylic. Khi lớp bột này khô thì dùng giấy nhám xử lý cho phẳng bề mặt. Đảm bảo thẩm mỹ, tránh lộ các vết trét không đẹp mắt.

Trong quá trình thi công, bề mặt tấm gỗ có thể bị dính bụi bẩn, vân tay hoặc keo thì chúng ta cần sử dụng khăn mềm, ẩm vệ sinh cho sạch sẽ.

Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về thanh lam nhựa giả gỗ. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ Sàn Gỗ 69 theo hotline: 0937 113 211 để nhận tư vấn bạn nhé.

Related Post