Trong vài năm gần đây sàn nhựa nổi lên trong thị trường vật liệu xây dựng và được rất nhiều khách hàng yêu thích. Một trong số đó là sàn nhựa Vinyl. Vậy sàn nhựa Vinyl là gì? Vậy, chúng có đặc điểm gì nổi bật và được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Sàn nhựa Vinyl là gì?
Sàn Vinyl là một loại sàn được làm từ vật liệu tổng hợp như sợi thủy tinh, nhựa PVC và chất phụ gia khác. Chúng còn có các tên khác như sàn nhựa giả gỗ, sàn nhựa vân gỗ,….
Phân loại sàn nhựa Vinyl
- Sàn Vinyl công nghiệp: chuyên dùng cho các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, phòng nghiên cứu.
- Sàn Vinyl chống tĩnh điện: là loại sàn dùng keo dán sàn nhựa chuyên dụng để liên kết sàn với mặt nền.
- Sàn Vinyl kháng khuẩn: có chức năng chống vi khuẩn xâm nhập vào bề mặt sàn.
- Sàn nhựa Vinyl dân dụng: chuyên dùng làm sàn cho không gia gia đình hoặc văn phòng.
- Sàn nhựa Vinyl dán keo: dùng keo để liên kết giữa các tấm sàn và mặt nền. Độ dày của sàn thường từ 2-3mm.
- Sàn nhựa Vinyl hèm khóa: dùng hèm khóa được liên kết với nhau bằng những rãnh hèm âm dương.
Đặc điểm của sàn nhựa Vinyl
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của sàn nhựa Vinyl là có độ bền cao. Cho dù bạn lắp đặt bất cứ không gian nào thì sàn vẫn luôn bóng đẹp, không bị trầy xước hay phai màu.
Đặc biệt, sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc của sàn nhựa vinyl với các họa tiết khác nhau mang đến vẻ đẹp phong phú cho không gian kiến trúc, giúp có thêm nhiều lựa chọn.
Một điểm đáng quan tâm nữa là sàn nhựa vinyl có giá cả phải chăng hơn rất nhiều so với các loại gỗ, đá, gốm. Quan trọng hơn là trong quá trình sử dụng cũng rất ít phải bảo trì giúp tiết kiệm chi phí.
Sàn không có mùi, hay chất độc hại nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe. Đồng thời còn có khả năng kháng khuẩn và nấm mốc tốt giúp cho không gian sống trong lành.
Ngoài ra, khả năng chống ồn, cách âm tốt của sàn nhựa Vinyl rất thích hợp cho những nơi như trường học, bệnh viện…
Thêm một điểm cộng nữa là sàn nhựa này hoàn toàn dễ dàng lắp đặt và tốn ít công sức. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự làm.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì sàn nhựa vinyl vẫn còn một vài nhược điểm như:
- Sản phẩm dễ bị trầy xước khi bị đồ nhọn rơi xuống hay vật nặng tác động lực mạnh.
- Màu của sàn nhựa dễ bị phai nếu tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời.
- Không nên dùng cho nhà tắm và không gian ngoài trời mặc dù có thể chống nước
- Không được để vật nóng lên trên mặt sàn vì sẽ làm hư mặt sàn.
Ứng dụng của sàn nhựa Vinyl trong thực tế
Nhờ những đặc điểm nổi bật sàn nhựa được ứng dụng rất nhiều không gian như:
- Nhà ở, các căn chung, căn hộ cao cấp;
- Khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi trẻ em;
- Trường học, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, văn phòng làm việc;
- Phòng tập, trung tâm thể thao;
- Phòng thí nghiệm, nhà máy hóa chất, phòng sạch…
Một số loại sàn nhựa Vinyl chất lượng được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Sàn nhựa 3K Vinyl, Sàn nhựa Aroma, Sàn nhựa Vinapoly, Sàn nhựa Awood SPC, Sàn nhựa K+ Vinyl,…
Các bước thi công sàn nhựa Vinyl
Thông thường khi thi công sàn vinyl, người ta cần Kiểm tra nền nhà và tập kết vật liệu, đảm bảo bằng phẳng, cứng cáp và đặc biệt là khô ráo, sạch sẽ.
Với sàn dán keo, tiếp theo là dùng keo để bôi một lớp mỏng lên sàn nhà, dùng quẹt chuyên dụng cán phẳng và quét đều trên bề mặt của bê tông đánh bóng hoặc là sàn gạch. Chờ 30 – 40 phút để keo khô.
Sau đó, dùng dao trổ chuyên dụng để cắt thanh nhựa và tiến hành dán theo thứ tự cho tới hết bề mặt của sàn. Cuối cùng là hoàn thiện phụ kiện và vệ sinh lại sàn nhựa mới được thi công cho sạch sẽ.
Với sàn hèm khóa, bạn chỉ cần lắp đặt các cạnh của hèm lại với nhau và dùng búa cao su gõ lại để hèm liên kết lại với nhau mà không cần sử dụng keo. Như vậy là bạn đã có một mặt sàn hoàn hảo.
Cách vệ sinh sàn
Để vệ sinh sàn Vinyl, bạn chỉ cần hút bụi trước khi vệ sinh sàn. Sau đó, pha dung dịch lau sàn: Giấm + baking soda + nước. Cuối cùng là tiến hành lau sàn cho thật sạch.
Đối với các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng baking soda đổ trực tiếp lên vết bẩn và lau lại.
Xem thêm: Cách vệ sinh sàn gỗ chuẩn để luôn bền, đẹp như mới
Cách bảo dưỡng sàn Vinyl
Bảo dưỡng sàn Vinyl là công việc định kỳ cần phải làm để duy trì độ bóng sáng của sàn, duy trì tính thẩm mỹ và nâng cao tuổi thọ của sàn. Đối với sàn Vinyl, nên định kỳ 2 quý cho 1 lần bảo dưỡng.
Bạn có thể liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sàn để đến tận nơi làm hoặc cũng có thể tự thực hiện nếu bạn đủ khả năng
Kinh nghiệm chọn mua sàn nhựa Vinyl
Nguồn gốc, xuất xứ và địa chỉ bán hàng
Khi quyết định chọn mua, bạn nên tham khảo tên thương hiệu, địa chỉ cung cấp và thông tin đơn vị phân phối được minh bạch rõ ràng. Bạn có thể tham khảo thêm lượt đánh giá của những khách hàng đã mua để an tâm hơn cho quyết định của mình
Kích thước tấm ván Vinyl
Bên cạnh sự đa dạng trong mẫu mã, chủng loại thì sàn gỗ Vinyl còn có nhiều kích thước quy chuẩn khác nhau đem đến sự phối hợp độc đáo có. Do đó, trước khi mua, bạn cần cân nhắc về nhu cầu của mình là gì để chọn sản phẩm cho phù hợp.
Chất liệu ván sàn Vinyl
Chất liệu cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng sàn vinyl giả gỗ. Hiện nay, có rất nhiều chất liệu được dùng để sản xuất ra sàn gỗ Vinyl như PVC, WPC, SPC, HD, VDL,… Bạn có thể dựa vào đó lựa chọn những loại vật liệu phù hợp, tránh mua nhầm.
Các chính sách bảo hành
Khi bất kỳ loại ván sàn nào bên cạnh giá cả, chất lượng cũng nên cân nhắc về chính sách bảo hành, bảo dưỡng, giải quyết vấn đề phát sinh. Một đơn vị cung cấp sản phẩm với chế độ bảo hành rõ ràng sẽ cho bạn niềm tin hơn khi quyết định chọn mua sản phẩm.
Qua bài viết trên hẳn bạn đã biết sàn nhựa Vinyl là gì cũng như đặc điểm và phân loại sàn Vinyl. Hy vọng với những thông ti trên, bạn có thể hiểu hơn về loại sản phẩm này để có lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé. Nếu còn phân vân chưa biết nên chọn sàn nhựa nào, hãy liên hệ tới Sàn Gỗ 69 để nhận tư vấn miễn phí nhé.