Để lựa chọn loại sàn gỗ vừa tối ưu được chi phí, vừa đảm bảo được nhu cầu ứng dụng trong các công trình, thông thường, người ta sẽ ưu tiên lựa chọn sàn gỗ công nghiệp thay vì sàn gỗ tự nhiên. Vậy, sàn gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo và những đặc tính của nó ra sao? Cùng Sàn Gỗ 69 theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là một loại vật liệu sử dụng trong thi công ốp lót sàn. Vật liệu này lần đầu tiên được sử dụng tại Đức, quốc gia nổi tiếng với những thương hiệu cao cấp trong thi công nội thất. Thành phần của sàn gỗ công nghiệp bao gồm bột gỗ tự nhiên kết hợp với công nghệ ép nén cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF.
Hiện nay, tại Việt Nam, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền sản xuất tiên tiến dựa trên công nghệ của nước ngoài hoặc nhập khẩu từ các nước như Đức, Malaysia, Thailand,…
Xem thêm:
- Tất tần tật những điều bạn nên biết về sàn gỗ công nghiệp Malaysia
- Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan loại nào tốt?
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp
Lớp phủ bề mặt
Là lớp trên cùng của bề mặt tấm sàn gỗ, trong suốt. Lớp phủ này có được làm từ oxit nhôm giúp gia tăng độ cứng cáp, đồng thời cũng bảo vệ tấm sàn bởi khả năng chống xước, chống mài mòn, ngăn ngừa ẩm mốc và chống bám bụi. Giúp sàn giữ được bề mặt sáng đẹp, vân gỗ sắc nét trong thời gian dài.
Lớp vân gỗ
Lớp trang trí vân gỗ giúp tăng thẩm mỹ cho tấm sàn gỗ với màu sắc vân gỗ đa dạng nhưng vẫn mang lại cảm giác tự nhiên.
Lớp cốt gỗ (lớp lõi)
Là phần kết cấu chính và là yếu tố quyết định đến chất lượng sàn gỗ. Cấu tạo bằng cách kết dính các loại vụn gỗ, bột gỗ với keo và các chất phụ gia, sau đó nén chặt lại thành một khối chắc chắn. Lớp cốt gỗ này sẽ có nhiệm vụ chịu lực cũng như ảnh hưởng đến khả năng chống nước của sàn gỗ.
Lớp đế
Lớp đế thường làm từ nhựa tổng hợp, là phần dưới cùng của tấm sàn với vai trò như giá đỡ chịu lực cho tấm sàn gỗ, tạo nên sự cân bằng và hạn chế tình trạng bị cong vênh. Đồng thời lớp đế này cũng bảo vệ tấm sàn khỏi những ẩm mốc hay hơi nước xâm nhập.
Đặc tính của ván sàn công nghiệp
Chống xước, chống mài mòn
Đây là một trong những đặc tính tuyệt vời của sàn gỗ công nghiệp. Với kết cấu bề mặt có lớp chống xước, chống bám bẩn, sàn công nghiệp sẽ có tuổi thọ lâu hơn các loại sàn khác.
Khả năng chống cháy
Bề mặt sàn gỗ công nghiệp được phủ các tinh thể Aluminum không bén lửa. Cốt gỗ được xử lý cơ học để hạn chế tính dễ cháy của gỗ công nghiệp.
Không phai màu
Sàn công nghiệp không bị phai màu do tia cực tím. Do đó sàn gỗ không bao giờ bị xước và bay màu nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Chống ăn mòn từ hóa chất
Bề mặt sàn gỗ công nghiệp rất cứng và bền với các hóa chất. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng hóa chất để lau chùi hay tẩy đi những vết bẩn cứng đầu mà không ảnh hưởng gì tới màu sắc.
Khả năng chịu lực
Với lớp cấu tạo bền chắc, sàn gỗ công nghiệp hoàn toàn chịu được lực tác dụng của một vật nặng rơi xuống sàn. Ngoài ra, sàn gỗ còn có khả năng cách ẩm và đàn hồi tốt.
Các đặc tính khác
Ngoài những đặc tính nổi bật trên, sàn gỗ còn có những đặc tính nổi bật khác như:
- Tạo nên sự thoải mái mát mẻ khi sử dụng sàn.
- Thi công dễ dàng, nhanh chóng.
- Giá rẻ, có nhiều ứng dụng.
- Tạo không gian sang trọng và ấm cúng.
- Bảo vệ sức khỏe, điều hòa không khí.
- Thân thiện với môi trường.
- Nhiều màu sắc đa dạng.
- Chống nấm khi thời tiết ẩm ướt.
- Chịu nhiệt độ cao.
Ưu và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp
Ưu điểm
Tính thẩm mỹ cao
Sàn gỗ công nghiệp với những mẫu mã chất lượng góp phần tô điểm thêm cho không gian, tạo nên sự sang trọng và nổi bật hơn so với các loại gạch lát.
Đa dạng chủng loại
Hiện nay sàn công nghiệp có rất nhiều mẫu mã, màu sắc và chất liệu khác nhau. Do đó, người dùng có thể dựa vào mục đích sử dụng, sở thích và điều kiện tài chính của mình để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.
Chi phí thấp
Trên thị trường tiêu dùng hiện nay, sàn công nghiệp mức giá thấp hơn rất nhiều so với sàn gỗ tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo mang lại những tính năng và giá trị thẩm mỹ
Độ bền tương đối tốt
Ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại giúp các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp ngày càng nâng cao các tính năng như chống thấm nước, chống mối mọt, chống trầy xước và có thể chịu lực tốt mà không sợ cong vênh hay biến dạng.
Nhược điểm
Tính chịu nước
Nhược điểm lớn nhất của gỗ công nghiệp lát sàn là không chịu được nước nhiều giờ vì đây là sản phẩm ván ép. Khi bị ngâm nước sẽ phá hủy kết cấu giữa các lớp làm hỏng sàn. Dễ bị phồng, cong vênh.
Có thể bạn quan tâm: Top 3 loại sàn gỗ công nghiệp chịu nước tốt nhất 2022
Khó lựa chọn
Ngày nay, trên thị trường có quá nhiều thương hiệu sản xuất gỗ công nghiệp với mức giá khác nhau. Do đó, dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn của các sản phẩm chính hãng. Hàng giả xuất xứ khiến khách hàng dễ bị đánh lừa mua phải những sàn gỗ chất lượng kém với giá cao.
Vì vậy, người mua hàng cần tìm hiểu các thông tin đa chiều từ nhiều nguồn. Lựa chọn đơn vị bán hàng uy tín và chuyên nghiệp.
Và trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về sàn gỗ công nghiệp, về cấu tạo cũng như các đặc tính nổi bật. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể hiểu rõ hơn về loại sàn gỗ này và cân nhắc lựa chọn phù hợp với công trình của mình nhé! Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Sàn Gỗ 69 qua hotline: 0937 113 211.